Hoạt động mới nhất
- Lĩnh vực chuyển đổi số, Triển khai hiện trường
- 22/08/2024
- 10:41 sáng
Chúng tôi cung cấp các giải pháp sáng tạo, thực tiễn và tối ưu cho các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh nhằm chuyển đổi số để sản xuất kinh doanh hiệu quả, theo hướng thân thiện môi trường và hội nhập quốc tế.
Chúng tôi cung cấp các giải pháp sáng tạo, thực tiễn và tối ưu cho các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh nhằm chuyển đổi số để sản xuất kinh doanh hiệu quả, theo hướng thân thiện môi trường và hội nhập quốc tế.
Lớp tập huấn “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của bà con nông dân tại huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” hiện đã bước vào năm cuối cùng. Sau những thành công tại HTX Yên Hoà Phú, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, Hà Nội (2022); HTX Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì, xã Thuỵ An, huyện Ba Vì, Hà Nội (2023); HTX Chăn nuôi gà đồi Tân Tiến, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (2024); hiện dự án đang tiếp tục được triển khai tại hộ chị Phùng Thị Bích Nhung, với quy mô 3.200 con gà bản địa, tại đồi Bốt Ong, thôn Quy Mông, xã Phù Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Dự án là sự phối hợp giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm nghiên cứu chuyển giao & dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ (Bio-TCORTS), thuộc Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, do PGS. TS Trần Thị Hạnh, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Thú y với hơn 40 năm kinh nghiệm làm Giám đốc. Chủ nhiệm dự án là Thạc sỹ khoa học nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi Mai Thị Lan Hương.
Để tiếp tục lan toả mô hình, ngày 13-14/7 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Bio-TCORTS đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” với sự tham gia của hội viên nông dân chăn nuôi gà của huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Trước khi nghe chia sẻ trên lớp tập huấn, các học viên đã có chuyến tham quan trang trại hộ chị Phùng Thị Bích Nhung. Tại đây, đoàn đã được mục sở thị việc chăn nuôi gà theo quy trình của dự án.
Cụ thể, khi vào chuồng gà không có mùi, khô ráo do lớp đệm lót chuồng được trộn chế phẩm của Trung tâm Bio-TCORTS, giúp đàn gà hơn 50 ngày tuổi khoẻ mạnh, tỉ lệ sống trên 95% mà không cần dùng kháng sinh. Tỉ lệ gà và diện tích chuồng trại theo tiêu chuẩn của dự án để đảm bảo sự thông thoáng theo hình thức nuôi bán chăn thả.
Thức ăn cho gà được trộn chế phẩm sinh học với các loại vi sinh vật có ích của Trung tâm Bio-TCORTS để tăng khả năng tiêu hoá, đồng thời cũng là một loại vắc-xin tự nhiên giúp gà khoẻ mạnh. Ngoài ra, hiện thức ăn cho đàn gà còn được bổ sung sâu canxi trộn lẫn để tăng sức đề kháng.
Chị Nhung cho biết, dù mới tham gia dự án nhưng gia đình chị hoàn toàn tin tưởng và thấy đây là một mô hình tốt, cần được nhân rộng. Với nhiều năm kinh nghiệm chăn nuôi, chị thấy đàn gà phát triển đồng đều, khoẻ mạnh. Đặc biệt, chế phẩm sinh học của dự án đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm chuồng trại, không phải dùng kháng sinh, qua đó tiết kiệm được khoảng 15 triệu VNĐ/1000 gà tiền kháng sinh.
Ngoài ra, quy trình nuôi gà đã được số hóa, tất cả các bước từ khâu chuẩn bị (chuồng trại, thức ăn, giống) đến cho ăn, quản lý sức khỏe đàn gà, phòng bệnh, quản lý chất thải đều được ghi chép để cập nhật vào phần mềm quản lý. Việc này giúp gia đình chị Nhung giảm công lao động.
Sau chuyến tham quan trang trại hộ chị Nhung, các học viên đã được nghe rất nhiều chia sẻ hữu ích tại lớp tập huấn. Tại đây, PGS. TS Trần Thị Hạnh, Thạc sỹ Mai Thị Lan Hương cung cấp nhiều kiến thức cơ bản về Nông nghiệp hữu cơ, vì sao cần chăn nuôi hữu cơ, vì sao không nên dùng kháng sinh trong chăn nuôi. Tất cả đều vì mục đích bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ người chăn nuôi, giúp đàn gà khoẻ mạnh, chất lượng thịt thơm, ngon được người tiêu dùng ưa thích.
Lớp tập huấn cũng giải đáp những lo ngại của các hộ chăn nuôi về vấn đề đầu ra. Ông Lại Châu Quang, Giám đốc Công ty TNHH Cổng thông tin số đã đưa ra rất nhiều giải pháp chuyển đổi số, từ quản lý chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu, bán hàng trực tiếp hoặc online trên các nền tảng mạng xã hội, dán tem QRcode trên bao bì… tất cả đều có quy trình để giúp người chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao.
Các học viên tỏ ra rất hào hứng với những nội dung thiết thực của lớp tập huấn. Rất nhiều ý kiến đã được chia sẻ để giảng viên giải đáp, từ quy trình thực hiện, về tác dụng của chế phẩm sinh học, hay việc chọn chế phẩm sinh học loại nào cho đúng và mua ở đâu… Rất nhiều hộ mong muốn sớm được Trung tâm Bio-TCORTS đến và hướng dẫn thực hành chăn nuôi gà theo quy trình của dự án. Để đáp lời, Trung tâm tin tưởng một ngày không xa sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp để đến với bà con…
Nguồn: TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM
© Copyright @ 2022 DIG Co., Ltd. All rights reserved.